Đường dừa có thật sự tốt hay chỉ là lời đồn thổi?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@ricoreu?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Rico Reutimann</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Đường dừa có thật sự tốt hay chỉ là lời đồn thổi?

Đường dừa (coconut sugar) là một loại đường được sản xuất từ sáp, nhụy của cây dừa. Loại đường này có vị ngọt thanh và không hề gắt cổ khi dùng.

Bạn đang tìm kiếm một loại gia vị ngọt để sử dụng thay cho món đường trắng truyền thống và được mách rằng đường dừa chính là gợi ý lý tưởng nhưng chưa biết thực hư ra sao? HSSK mời bạn tìm hiểu thông tin thú vị về loại đường này nhé.

Những lợi ích của đường dừa đối với sức khỏe

1. Không qua tinh chế

Đường dừa hiện là một trong những chất làm ngọt tự nhiên được tìm kiếm nhiều. Thay vì phải trải qua quá trình tinh luyện như đường mía thì đường từ cây dừa lại giữ nguyên được giá trị tự nhiên. Bạn có thể sử dụng loại đường này để pha chế các món tráng miệng và đồ uống khác nhau.

2. Chứa ít fructose hơn

Fructose là một biến thể của đường. Khi ăn, fructose được cơ thể chúng ta nhanh chóng chuyển hóa thành chất béo. Fructose không dễ dàng bị hấp thụ và chỉ có gan mới có khả năng phá vỡ fructose. Tuy nhiên, sự phân hủy phức tạp này dẫn đến sự hình thành của triglyceride (một dạng chất béo), từ đó dễ dàng khiến bạn tăng cân nếu ăn các món ngọt quá nhiều.

Đường từ cây dừa chỉ có khoảng 20 – 30% fructose, thấp hơn đáng kể so với đường trắng.

3. Có giá trị dinh dưỡng

Một thìa cà phê đường dừa chứa khoảng 16 calo và 4 gram carbohydrate. Do đó, việc tiêu thụ đường từ cây dừa có thể không làm giảm lượng calo của bạn nhưng vẫn mang đến hàm lượng dinh dưỡng nhất định do chứa nhiều chất chống oxy hóa, sắt, canxi và kali.

4. Hỗ trợ điện giải

Nhờ chứa nhiều kali, magiê và natri, đường được làm từ cây dừa có khả năng điều chỉnh lượng nước trong cơ thể cũng như nhiều chức năng của tim, thần kinh và cơ bắp. Trong những ngày nóng bức, 1 ly nước chanh pha thêm chút đường dừa sẽ là thức uống giải nhiệt tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

5. Tốt cho đường ruột

Chất xơ từ loại đường này có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn bifidus đường ruột. Đây là loại lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Bên cạnh đó, vi khuẩn bifidus còn có khả năng hỗ trợ sản xuất thiamine, riboflavin, vitamin B6 và vitamin K.

6. Cân bằng tâm trạng

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng vừa phải loại đường này có thể hỗ trợ tốt cho hormone và chất dẫn truyền thần kinh, từ đó làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng cũng như giúp bạn cân bằng tâm trạng vào những giây phút mỏi mệt.

Một số thắc mắc thường gặp

Đường dừa có ảnh hưởng xấu đến mức đường huyết?

Mọi người thường sử dụng chỉ số đường huyết (glycemic index hoặc GI) của một số loại thực phẩm để đo lường tác động của chúng đối với mức đường huyết. Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng cao sẽ càng nhanh làm tăng lượng đường trong máu so với những thực phẩm có chỉ số thấp.

Nhiều người nghe nói đường dừa là thực phẩm có chỉ số GI thấp hơn các loại đường khác. Do đó, họ cho rằng loại đường này sẽ tốt cho những ai đang mắc phải bệnh đái tháo dường (tiểu đường) hoặc những vấn đề liên quan hay chỉ muốn cải thiện sức khỏe.

Tuy nhiên, ý kiến trên có thể gây hiểu nhầm bởi theo các chuyên gia, việc sử dụng quá nhiều đường này vẫn sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc phải các tình trạng rối loạn sức khỏe bao gồm tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch do chỉ số đường huyết tăng cao.

Loại đường này có thể giúp giảm cân không?

Một số người nghĩ rằng đường dừa là một sự thay thế hoàn hảo cho đường mía và cũng có thể thoải mái thêm vào công thức nấu ăn nhưng không sợ tăng cân mà thậm chí còn giúp cân nặng giảm xuống.

Thật không may, thực phẩm này chẳng hề diệu kỳ đến thế và sự khác biệt giữa đường sản xuất từ dừa và đường trắng cũng không hề quá chênh lệch.

Bạn hãy hiểu rằng đường dừa vẫn có nhiều carbohydrate và chứa calo, hai yếu tố quan trọng cần hạn chế nếu đang muốn ăn kiêng giảm cân.

100 gram đường dừa chứa 100 gram carbohydrate và khoảng 375 calo. Tuy những chỉ số này ít hơn một chút so với đường cát, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể dùng đường dừa một cách thoải mái.

Dẫu cho thường dễ bị nhầm lẫn với món đường nâu hoặc đường thốt nốt nhưng đường từ cây dừa vẫn có những khác biệt nhất định. Để gặt hái được các lợi ích kể trên, bạn nên tìm sản phẩm do những cửa hàng uy tín cung cấp cũng như đọc rõ thành phần nhằm tránh việc mua nhầm bởi nhiều thương hiệu có thể bán đường dừa trộn với đường mía để gia tăng lợi nhuận kinh doanh.

Phương Uyên/

Có thể bạn quan tâm

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Photo by Juan José Valencia Antía on Unsplash

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jeremybishop?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jeremy Bishop</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@yannispap?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Yannis Papanastasopoulos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh
Photo by <a href='https://unsplash.com/@chrishcush?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Christian Bowen</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh