5 điều bạn nên biết về tác dụng phụ của dầu oliu
Photo by <a href='https://unsplash.com/@sergio_rola?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Sérgio Rola</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

5 điều bạn nên biết về tác dụng phụ của dầu oliu

Tác dụng của dầu oliu từ lâu đã được Ai Cập hay các quốc gia Địa Trung Hải khai thác, tận dụng như một món quà quý từ thiên nhiên để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng bạn có biết về những tác dụng phụ của dầu oliu? Hãy cùng HSSK tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trong số các loại tinh dầu thiên nhiên thì dầu oliu có cấu trúc hóa học gần giống nhất với cấu trúc dầu tự nhiên trên da, chính vì thế mà hiệu quả chăm sóc da và dưỡng mềm tóc từ dầu oliu mang lại là vô cùng tuyệt vời.

Bên cạnh đó, vẫn còn một vài lưu ý khi dùng dầu oliu. Nếu bạn không dùng đúng liều lượng, những tác dụng phụ của dầu oliu sau đây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đấy!

1. Dầu oliu có thể tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

Sự thật là thực phẩm chứa nhiều chất béo đơn không bão hòa (chất béo tốt) như dầu oliu tất nhiên sẽ tốt hơn các loại thức ăn đầy chất béo bão hòa và bán bão hòa. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý, bởi chất béo “tốt hơn” không có nghĩa là “tốt nhất” dành cho bạn.

Cũng tương tự như các dạng thuốc lá khác “tốt hơn” (loại chứa ít chất nicotine và các chất độc như benzo) vẫn có khả năng gây ung thư phổi. Chất béo đơn chưa bão hòa “tốt hơn” chứa trong dầu oliu vẫn có thể gây ra các bệnh liên quan đến động mạch.

Khi các nhà khoa học cho những chú khỉ ăn chế độ ăn uống giàu chất béo đơn không bão hòa trong vòng 5 năm, những con khỉ được phát hiện có dấu hiệu hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch trong động mạch vành của chúng. Do đó nếu lạm dụng bạn sẽ có thể gặp phải tác dụng phụ của dầu oliu.

2. Tác dụng phụ của dầu oliu có thể gây béo phì

Về cơ bản, dầu oliu, cũng giống như tất cả các loại dầu và chất béo khác, là một nguồn năng lượng tập trung.

Theo số liệu của USDA (United States Department of Agriculture), mỗi pound dầu oliu chứa trên 4.000 calo, cao hơn nhiều so với đường tinh luyện tinh khiết – chỉ chứa 1.725 calo mỗi pound (tương đương 0,45kg).

Vì chứa hàm lượng mật độ calo cao như vậy, việc bổ sung dầu oliu trong các món ăn và chế độ ăn uống sẽ làm gia tăng đáng kể lượng calo mà cơ thể hấp thụ.

Tình trạng thừa calo sẽ khiến cơ thể chuyển sang dạng tích trữ mỡ dưới da. Điều này gây nên tình trạng béo phì, thừa cân. Đồng thời, tình trạng này còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh gút (gout)….Do đó bạn không nên sử dụng quá nhiều dầu oliu trong các bữa ăn.

3. Chế độ ăn nhiều chất béo thúc đẩy chứng viêm

Một tác dụng phụ của dầu oliu nữa đó là thúc đẩy tình trạng viêm. Việc tăng hàm lượng chất béo chứa trong máu sau bữa ăn giàu chất béo − bao gồm cả bữa ăn nhiều dầu oliu − cũng có thể gây tổn thương cho động mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, vì chúng làm chứng viêm trở nặng hơn.

Việc ăn đều đặn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo và mật độ calo cao sẽ dẫn đến những tác hại gây rối loạn lipit máu cũng như tăng mức độ các chất gây viêm trong máu. Ngoài ra, điều này còn làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ, thậm chí ngay cả khi lượng calo hấp thụ được giới hạn và cân nặng giảm sút.

Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of American College of Nutrition, một chế độ ăn giàu chất béo đã làm tăng 25% loại protein gây viêm (CRP) trong huyết tương mặc dù thực tế các đối tượng vẫn đang thấy hiệu quả giúp giảm cân. Ngược lại, khi ăn theo chế độ ăn uống giàu chất bột đường và ít béo, các đối tượng vẫn giảm cân tương tự, tuy nhiên mức protein CRP gây viêm giảm đi 43%.

4. Dầu oliu tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng là một trong những tác dụng phụ của dầu oliu. Vì có chứa hàm lượng chất béo bão hòa, nên loại dầu này tạo điều kiện cho việc vận chuyển các chất độc do vi khuẩn hoặc nội độc tố để chúng có thể đi vào đường máu và mạch bạch huyết ở ruột khiến cơ thể kháng lại chất insulin gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

5. Dầu oliu đơn độc không giảm cholesterol “xấu”

Trong những nghiên cứu chứng minh được rằng người hoặc động vật có thể giảm bớt mức cholesterol “xấu” (LDL) trong cơ thể sau khi bắt đầu sử dụng dầu oliu. Các đối tượng đều sử dụng dầu oliu thay cho các chất béo khác, thường là chất béo bão hòa như bơ, dầu dừa hoặc mỡ lợn trong chế độ ăn uống.

Tất nhiên mức cholesterol “xấu” (LDL) sẽ thấp hơn khi dùng dầu oliu thay thế bơ. Tổng lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol trong chế độ ăn uống sẽ giảm xuống khi bơ bị loại bỏ khỏi chế độ ăn. Thực tế, nếu bạn thay dầu oliu trong chế độ ăn uống hằng ngày bằng các loại đậu thì sẽ làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL mà chế độ ăn uống giàu dầu oliu gây ra.

Với những tác dụng phụ của dầu oliu ở trên, nếu lạm dụng việc sử dụng dầu oliu thì bạn sẽ gặp nhiều tác hại hơn là lợi ích. Bạn nên sử dụng dầu oliu đúng cách để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe nhé!

Có thể bạn quan tâm

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Photo by Juan José Valencia Antía on Unsplash

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jeremybishop?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jeremy Bishop</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@yannispap?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Yannis Papanastasopoulos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh
Photo by <a href='https://unsplash.com/@chrishcush?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Christian Bowen</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh